15 cách xử lý phòng ngủ bị ẩm mốc, hôi hám cực hiệu quả

Phòng ngủ bị ẩm mốc gây ra mùi hôi khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đặc biệt với điều kiện thời tiết nóng ẩm quanh năm là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng ẩm mốc này. Vậy có giải pháp nào xử lý triệt để được vấn đề này mời bạn đọc khám phá chi tiết cách xử lý phòng ngủ bị ẩm mốc trong bài viết. 

Phòng ngủ bị ẩm mốc
Phòng ngủ bị ẩm mốc

Nguyên nhân phòng ngủ bị ẩm mốc

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng phòng ngủ bị ẩm mốc ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sức khỏe. Vậy nên cần hiểu rõ nguyên nhân để tìm ra cách giải quyết phù hợp.

Do thời tiết

Do vấn đề thời tiết thay đổi đổi ngột đặc biệt là thời điểm giao mùa làm cho độ ẩm tăng cao. Đây là thời điểm cực kỳ thuận lợi cho sự phát triển, sinh sôi của các vi khuẩn, nấm mốc, từ đó dẫn đến hiện tượng phòng ngủ bị ẩm mốc, gây ra mùi hôi khó chịu. 

Phòng ngủ vệ sinh không sạch sẽ 

Phòng ngủ bị ẩm mốc hôi hám

Do bận rộn công việc hàng ngày nhiều người không có thời gian vệ sinh phòng ngủ hàng ngày. Đây là công việc cần thiết góp phần ngăn chặn hiệu quả những tác nhân gây bệnh phát sinh từ môi trường. Vậy nên phòng ngủ kém vệ sinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ẩm mốc, mùi hôi, khó chịu. 

Do vật liệu xây dựng 

Các chất có tác dụng kết dính trong vật liệu xây dựng như: cát, xi măng, vôi được đánh giá có tính hấp thụ phân tử nước ở mức độ cao. Vậy nên trong điều kiện trời mưa nước ngấm lâu dần vào tường và gây ra mùi hôi khó chịu. 

Khả năng chống thấm của tường kém 

Phòng ẩm mốc do khả năng chống thấm của tường kém 
Phòng ẩm mốc do khả năng chống thấm của tường kém

Điều kiện khí hậu đặc trưng của nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa nên trong điều kiện độ ẩm tăng cao rất khó tránh khỏi tình trạng giao mùa trong năm. Vậy nên trong điều kiện tường nhà bị ẩm mốc, cần được chống ẩm đúng cách để hạn chế mùi hôi hiệu quả. 

Tác hại phòng ngủ ẩm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe 

Phòng ngủ bị ẩm mốc là nguyên nhân gây nên tình trạng mất thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng vấn đề này kéo dài ảnh hưởng không cho sức khỏe. 

Phòng ngủ bị ẩm mốc hôi hám (3)

Nấm mốc phát triển tạo ra các bào tử nhỏ trôi nổi trong không khí vật nên khi con người hít phải sẽ gây ra các vấn đề về hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, đau tức ngực, khó thở,…

Có một số nghiên cứu còn còn chỉ ra kết quả các loại nấm mốc sẽ sản sinh ra độc tố Mycotoxin ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sức khỏe đặc biệt là hệ thần kinh, nếu tiếp tục thường xuyên tiếp xúc với độc tố này ở nồng độ cao còn gây ra tình trạng tử vong. 

Do đó với phòng ngủ bị ẩm mốc không được xử lý triệt để sẽ để lại những tác hại lớn đối với cơ thể và có một số biểu hiện như ho, mỏi, đau đầu, buồn nôn,… 

Đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu tiếp xúc thường xuyên sẽ gặp phải tình trạng bệnh nặng nề và đây trở thành tác nhân tấn công bệnh mạnh mẽ. 

Cách xử lý phòng ngủ bị ẩm mốc đơn giản và hiệu quả

Nếu xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng phòng ngủ bị ẩm mốc thì bạn có thể xử lý hiệu quả nhất. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn giải quyết mùi hôi, ẩm mốc nhanh chóng và hiệu quả:

Xác định nguyên nhân gây ra ẩm mốc

Đầu tiên bạn nên kiểm tra mùi bắt nguồn từ đâu để giải quyết một cách triệt để nhất. Ví dụ như ẩm mốc do chăn ga gối đệm không được vệ sinh đều đặn, mùi thuốc lá, rèm cử, thức ăn… vậy nên chỉ cần loại bỏ những tác nhân này sẽ hạn chế được vấn đề tồn tại. 

Tuy nhiên, trong trường hợp các phòng ngủ trong nhà đều có mùi ẩm mốc thì có thể do cấu trúc chống thấm của nhà bạn chưa phát huy hiệu quả, để lại tình trạng vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn có điều kiện sinh sôi và phát triển. 

Mở cửa thoáng để lưu thông không khí 

Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng phòng ngủ bị ẩm mốc nhưng trong điều kiện thời tiết bên ngoài nắng ráo bạn cần mở thoáng các cửa phòng để không khí được lưu thông và đánh bay mùi khó chịu. 

Bên cạnh đó việc làm này còn có tác dụng làm giảm thiểu tình trạng các bào tử nấm mốc gây bệnh và đóng kín cửa sẽ làm giảm tình trạng ứ đọng các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Bật quạt thoáng khí để giảm mùi hôi

Phong ngu bi am moc hoi ham 2

Bên cạnh mở cửa phòng thoáng thì việc sử dụng quạt gió cũng là giải pháp hiệu quả để giảm tình trạng ẩm mốc, mùi hôi khó chịu trong phòng. Tuy nhiên với cách này bạn cần chú ý hướng quạt ra ngoài để các bào tử nấm mốc theo gió bay đi. 

Loại bỏ các vết ẩm mốc trên tường 

Các vết ẩm mốc bám trên tường phòng ngủ là ổ vi khuẩn gây ra các bệnh về đường hô hấp và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của căn phòng. Vậy nên để giảm tình trạng mùi hôi bạn có thể sử dụng các nguyên liệu có sẵn như bã cafe, chanh, giấm ăn hoặc một số chất tẩy rửa như oxy già, baking soda, xà phòng,…

Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng nấm mốc

Để hạn chế tình trạng nấm mốc hoặc mùi khó chịu bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Thường xuyên vệ sinh phòng: dù phòng ngủ có hiện đại đến đau thì phòng ngủ cũng nên được vệ sinh định kỳ để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc. Do đó, bạn nên chủ động làm sạch vật dụng trong phòng để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Ví dụ như thường xuyên giặt chăn ga gối đệm định kỳ, lau sàn và tránh tình trạng bừa bộn. 
  • Trong điều kiện chuyển mùa, độ ẩm không khí tăng bạn nên sử dụng giẻ khô để lau sạch các hạt nước bám trên nền nhà. Điều này góp phần hạn chế lượng vi khuẩn và nấm mốc tích tụ gây ra tình trạng nồm ẩm.
  • Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng ẩm mốc bằng việc bật quạt điều hòa ở chế độ khô hút sạch hơi ẩm trong không khí, điều này giúp phòng trở nên khô thoáng và không còn mùi hôi khó chịu.
  • Bạn có thể sử dụng than hoạt tính để khử mùi bởi chúng được đánh giá cao có tác dụng hút mùi ẩm mốc hiệu quả và loại bỏ được các yếu tố gây bệnh. 

Mong rằng với những thông tin hữu ích trên đây về cách xử lý phòng ngủ bị ẩm mốc giúp bạn có kinh nghiệm xử trí mùi hôi trong phòng triệt để nhất.

Xem thêm: 11 Mẹo Giảm Hầm Nóng Phòng Ngủ Trong Những Ngày Hè Oi Bức Cực Đơn Giản